Vậy, điều đầu tiên quan trọng nhất trước khi bạn bắt đầu trở thành một nhà nhân giống là: phải có kinh nghiệm phối giống chó, hiểu kỹ bản tiêu chuẩn giống chó mà mình theo đuổi. Bởi đây chính là thứ mà bạn sẽ hướng đến trong quá trình tạo ra chú chó mèo trong mơ của mình.
Nếu không biết thế nào là một chú chó đẹp thì làm sao bạn có thể tạo ra nó bằng chương trình nhân giống đây?
Vì bản tiêu chuẩn sẽ nêu ra những vấn đề cụ thể trong từng giống chó.
Cố gắng quan sát những con chó đẹp ở ngoài đời thực, hoặc ít nhất là qua ảnh. Một số giống có những dòng khác biệt và bạn cần phải lựa chọn mình sẽ theo dòng nào như chó có style châu Âu và style châu Mỹ cũng hơi khác nhau chút. Một khi bạn đã lựa chọn được loại hình mà bạn muốn nhân giống thì hãy ghi nhớ nó và bạn đã có thể bắt đầu…
Hãy tỉnh táo và đừng rơi vào “cái bẫy” này để có thể tìm ra vấn đề cần cải thiện.
Các nhà chuyên môn gọi đây là hội chứng kennel blindness.
Và việc của bạn là phải tìm ra chúng và viết ra giấy để nhắc nhở bản thân rằng bạn cần phải giữ lại gì và loại bỏ điều gì ra khỏi chương trình nhân giống của mình.
Mỗi dáng vẻ của chó được quy định bởi những gen do các tế bào sinh sản. Kết hợp 1 gen của chó bố và gen của chó mẹ. Có hàng ngàn cặp gen nầy cấu thành nên cuộc sống của mỗi chó con. Cả bố mẹ chúng cũng đã nhận những gen này từ chó nội, ngoại.
Vì thế theo kinh nghiệm phối giống chó người ta thường quan tâm tới gia phả của chúng. Gen quy định con chó là đực hay cái.
Có 3 kiểu kết hợp gen cơ bản giữa gen trội và gen lặn.
+) 1 gen lặn từ con đực kết hợp với 1 gen lặn từ con cái.
+) 1 gen trội từ con đực và 1 gien lặn từ con cái.
+) 1 gien lặn từ con này kết hợp với 1 gien trội ở con kia.
Sự giao phối thân thuộc (In-Breeding) thường không lên quan đến chuyện may rủi. Nó thường cho ra đời 1 số chó con lý tưởng nếu cho giao phối đúng cách.
Tùy theo nhu cầu của chủ chó và mục đích phối giống mà người phối giống chó pitbull sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
1)
OUT-CROSSING là việc phối các con chó cùng giống nhưng khác huyết thống.
Phương pháp này được coi là cách tìm ra được những tính trạng tốt nhất trong quá trình nhân giống. Đây cũng đồng thời là phương pháp lai tạo phổ biến nhất được nhiều người nuôi chó sử dụng. Đối với chó có cùng phả hệ, thực hiện phương pháp lai giống này giữa các con không có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời.
Phương pháp này có thể đem lại nhiều đặc tính mới. Trong quá trình lai tạo, vai trò của chó bố và chó mẹ là ngang nhau trong việc quyết định các đặc điểm của chó con. Cùng với đó, cặp gien của chó con sẽ thừa hưởng một gien từ bố và một gien từ mẹ. Do đó, chó con được tạo ra có quỹ gien đa dạng hơn và khả năng miễn dịch cao hơn.
Các chó con được lai tạo ra vẫn đảm bảo tính thuần chủng.
Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là gì?
Do nguồn gien không cùng huyết thống nên mức độ khác biệt về gien cũng rất lớn. Chính vì vậy, tính đồng nhất gien sẽ không cao.
Cùng với đó, đôi lúc, các điểm không mong muốn có thể xuất hiện cùng lúc. Khi lai tạo, người ta mong muốn khắc phục một số nhược điểm. Tuy nhiên, đôi lúc, thực tế lại không được như vậy. Đây cũng là điểm trừ lớn nhất của phương pháp này.
2)
LINE-BREEDING là phương pháp lai tạo các con chó của cùng một giống và có huyết thống gần nhau như: phối các con có cùng ông bà với nhau, hoặc có thể cho phối con cháu với ông bà của chúng.
Các con chó này có đặc điểm hình thể và tính khí nổi bật. Chúng ít di truyền bệnh tật sang các thế hệ sau nhưng vẫn không tránh khỏi một số lỗi.
Khi nhân giống chó theo phương pháp Line-breeding, cần phải cân nhắc kỹ. Lí do là bởi các đặc điểm mong muốn cũng như không mong muốn đều có khả năng xảy ra.
Phương pháp này giúp chọn lọc những gien tốt từ những con chó có họ hàng với nhau. Nó cũng góp phần tạo ra những gien thuần mà không làm mất đi tính đa dạng hóa. Điều này giúp chó con tạo ra khỏe mạnh và có khả năng kháng nhiều bệnh hơn.
Điểm trừ của phương pháp này là nó chỉ giúp làm chậm lại chứ không ngăn chặn sự sụt giảm tính đa dạng của quỹ gien.
3)
IN-BREEDING là việc lai tạo các con có huyết thống gần nhau như bố/mẹ với con, chị với em…
In-breeding cần phải được thực hiện bởi các nhà lai tạo chó nhiều kinh nghiệm và có mục tiêu rõ ràng. Ví dụ như để bảo vệ 1 nguồn gien quý hoặc sửa chữa một số lỗi của 1 dòng chó giống.
Phương pháp này giúp tạo ra được những con chó có đặc điểm gần với đặc điểm của loài nhất. Các nhà lai tạo thường ghép cặp các con chó có cùng huyết thống và có chung 1 số đặc điểm mong muốn.
Cứ tiếp tục như thế, đôi khi chỉ cần sau một hoặc hai thế hệ, các tính trạng ấy trở nên “đồng trội” và tất cả các con chó con của các con chó sinh ra từ phương pháp in-breeding sẽ thừa hưởng được gien thuần cho các tính trạng ấy.
Với phương pháp này, người ta có thể tạo ra được những con chó giống có mức độ thuần chủng cao. Với gien thuần, các nhà lai tạo chó sẽ có thể phần nào đoán trước được các con chó con sinh ra sau này sẽ có những đặc điểm như thế nào.
Tuy nhiên, phương pháp in-breeding có vài nhược điểm cần phải chú ý. Nếu in-breeding quá nhiều lần, tính đa dạng của gien sẽ bị suy giảm.
Do in-breed, con vật được tạo ra thừa hưởng 1 cặp gien giống nhau từ cha mẹ trong hệ miễn dịch, theo đó, nó có 1 hệ miễn dịch kém mạnh mẽ hơn. Ví dụ như ở báo Cheetah, do môi trường sống bị cô lập hay vì 1 lý do nào đó, chúng rất hiếm có khả năng giao phối với các con báo khác bầy. Hệ quả là khả năng kháng 1 số bệnh của chúng rất yếu. Ngoài ra, tần suất xuất hiện các đặc điểm xấu như răng hô / móm, đuôi cong (ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng và tốc độ khi vào cua gấp) ở báo Cheetah ngày càng phổ biến cũng bởi vì chúng in-breed quá nhiều lần.
Dựa vào hệ quả này, các nhà cung cấp thú vật thí nghiệm (chuột bạch, thỏ,…) có thể tạo ra các con vật hoàn toàn không có khả năng miễn dịch hoặc không có khả năng kháng lại 1 số bệnh nào đó.
Tương tự, nếu in-breed trong 1 giới hạn cho phép và có khoa học, người ta có thể tăng / giảm 1 đặc điểm nào đó của thú vật như tăng khả năng cho sữa, tăng tỷ lệ thịt nạc, tăng khả năng tăng trưởng…
Với phương pháp này, các con chó có gien “đồng lặn” sẽ rất yếu và theo quy luật đào thải, sẽ chết đi. Vì thế số lượng chó con trong ổ được tiếp tục sống sót thấp hơn các phương pháp khác.
Tuy nhiên, ta đã thấy trong tự nhiên, khi thú sống bầy đàn với những quần thể có số lượng cá thể nhất định, việc out-crossing với các con thú khác bầy rất thấp. Vai trò truyền giống được thực hiện chủ yếu do con đực đầu đàn. Con đực đầu đàn có thể giao phối với tất cả các con cái khác trong bầy, thậm chí giao phối với con cháu, anh em của nó.
Các cá thể sinh ra từ quá trình giao phối cận / đồng huyết này sẽ có cả con mạnh và con yếu.
Con yếu vì cách này hay cách khác sẽ chết đi.
Chỉ các con thực sự khỏe mạnh mới có thể sống sót và tiếp tục truyền giống.
Đó là sự chọn lọc rất khắt khe của tự nhiên !
Một ví dụ rất điển hình là việc nuôi bồ câu. Thông thường, người ta chỉ bắt đầu nuôi với 1 cặp bồ câu, sau một khoảng thời gian nhất định, người ta có được một đàn bồ câu từ hai con đầu tiên. Khả năng out-cross với các đàn bồ câu khác cũng có thể xảy ra nhưng việc in-breed, line-breed trong đàn bồ câu ấy là chủ yếu.
Ví dụ thứ hai là giống Chinese Sharpei, trước khi giống chó này bị tuyệt chủng, người ta chỉ tìm được khoảng 10 con còn sót lại.
Hay như giống Pekingese (chó Bắc Kinh), một giống chó quý chỉ nuôi trong Tử Cấm Thành, khi quân Anh tấn công vào triều đình Trung Quốc xưa, do không muốn giống chó quý này lọt vào tay người Anh, Từ Hy Thái Hậu cho giết tất cả các con Pekingese nuôi trong cung cấm. Người Anh chỉ có thể cứu được 5 con, cho lên tàu đem về anh Quốc.
Hay là giống Dobermann được tạo ra từ những con chó ít ỏi nuôi trong nhà của ông Dobermann. Có thể nói những con Pekingese, Chinese Sharpei hay Dobermann mà ta nuôi ngày nay là hậu duệ của những con chó đầu tiên nói trên.
Do vậy, in-breed không phải là một cái gì đó tệ hại cần bị lên án. Nó không chỉ là giải pháp cứu cho một giống chó khỏi bị tuyệt chủng mà còn là 1 công cụ để lai tạo ra giống mới, đồng thời là một phép màu của những nhà lai tạo chuyên nghiệp để tạo ra những con chó thuần chủng.
Bởi vì in-breed là cho 2 nguồn genes tương đồng gặp nhau, vì vậy hiện tượng double genes (cái này tiếng Việt gọi là tái tổ hợp) rất dễ xảy ra (nhưng chưa chắc sẽ xảy ra), người ta hy vọng 2 nguồn genes tốt sẽ gặp nhau để cho ra con chó như ý muốn .
Nhưng bên cạnh đó thì 2 nguồn genes xấu, hay genes không như ý muốn cũng rất có thể gặp nhau, tạo ra những con chó bệnh hoạn về thể chất lẫn thần kinh cao hơn out-cross . Vì vậy đây cũng là con dao 2 lưỡi .
In-breed sẽ được áp dụng cho các giống chó lớn và chó nhỏ, khi in-breed 2 genes "lớn con" gặp nhau sẽ cho ra chó lớn con, và 2 genes "nhỏ con" gặp nhau sẽ cho ra chó rất nhỏ, vì vậy rất thường gặp 1 bầy in-breed con thì rất lớn con thì rất nhỏ .
Vì vậy in-breed chỉ nên làm bởi những breeders kinh nghiệm, hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời của nó có những bệnh gì, những genes trội thường có trong cái line đó là gì, để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.
Đối với những giống chó hiếm, hay đang trong quá trình tái tạo, in-breed là điều bắt buộc phải làm để khoá những ngưồn genes thuần chủng lại và loại bớt những ngồn genes lai tạp, nhất là những giống hiếm, in-breed là điều bắt buộc vì không còn lựa chọn nào khác.
Ngày nay khi in-breed, breeder chủ yếu là nhân giống để bảo tồn nguồn gen quý là chủ yếu vì rủi ro sức khỏe khi in-breed là rất cao.
Tuỳ thuộc quan hệ giữa con đực và con cái mà việc nhân giống giữa hai cá thể đó được gọi là inbreeding (đồng huyết hoặc cận huyết) hoặc outcrossing (giao phối cùng giống).
Linebreeding là một phương pháp nhân giống chọn lọc có cơ sở từ inbreeding. Do inbreeding mang đến tỷ lệ lặp lại bộ gen của con giống đời trước cao nhất nhưng cũng đồng thời mang đến tỷ lệ bệnh di truyền cao nhất. Do đó, người ta áp dụng linebreeding để điều khiển và giảm tỷ lệ rủi ro bệnh di truyền ở mức chấp nhận được.
Một số kinh nghiệm về nhân giống trong (in-breeding)
Trên thực tế, các trại lớn đều áp dụng cách nhân giống trong để giữ gìn được nguồn gen và để phát huy tối đa khả năng ra đời con cháu có lối đánh như đời trước.
Ví dụ điển hình là Barracuda Kunta đến từ trại Enver và Rustam đến từ Uzebekistan
để nhân giống trong anh em cùng đàn để ra được chàng trai này.
11 tuổi có 1 đứa con Ch Dikyi và 2 Gr Ch là Alan và Terror
(Kunta có 37,5 % máu Gr Ch Mayday rất đặc và tự tin đúc mọi con chó cái vẫn cho ra chiến binh xuất chúng)
Ví dụ thứ 2 là chiến binh Ronin của Korea Uz Knl
Ronin đã giành chiến thắng thuyết phục sau 2 tiếng tại giải đấu tại Almanty và anh bạn này cũng là con của hai chú chó cùng đàn. Mục đích là để tăng gấp đôi tỉ lệ gen máu ông nội là Ch Siljo jr BIS Por với x2
Ví dụ thứ 3 là trại White Angel top 1 kennel tại Serbia về nhân giống, với huyền thoại nhân giống là Mali Gary Rom, đã cho nhân giống cha và con gái để ra được 75% Mali Gary x 2 lần với mong muốn ra được dòng chó tấn công sát phạt với lối đánh tấn công vùi dập vào ngực đối thủ.
Hầu hết những dogman trên thế giới đều áp dụng cách nhân giống này để ra những con chó thuần chủng , đặc máu và có gen trội từ những huyền thoại đời trước.
Có những cách nhân giống hiệu quả sau
1- Ông ngoại phối cháu gái
(hầu hết các trại đều áp dụng)
2- Cha phối con gái
(hầu hết các trại đều áp dụng)
3- Anh em cùng cha khác mẹ
(BLK áp dụng)
4- Anh em cùng mẹ khác cha
(Kg King áp dụng)
5- Anh em cùng đàn
(Korea uz knl và DDY áp dụng)
Lưu ý: tuyệt đối không nên cho mẹ phối với với con trai nhé. Đây là cách phối sai và khả năng sinh ra chó lỗi và cắn người cũng như không đảm bảo sức khoẻ.
Bao nhiêu phần trăm gen là một chuyện, số lần nhân lại lượng gen ấy cũng quan trọng không kém.
4)
BACK-BREEDING là phương pháp giúp tái tạo lại gen giống ban đầu. Giúp các con đời sau mang những tính trạng tốt giống như con ban đầu. Phương pháp này có thể kết hợp với Inbreeding trong giai đoạn đầu và tiếp tục bằng Linebreeding để mở rộng nguồn gen.
Back-breeding là một dạng khác của nhân giống cận huyết Inbreeding khi một con giống được phối giống liên tục với các con tốt nhất của các đời trực hệ tiếp theo của nó. Thông thường sẽ là ĐỰC GIỐNG, nó sẽ vừa là cụ, vừa là ông, vừa là cha của con đời thứ 4. Cứ như vậy càng ở đời sau đàn con sẽ càng giống CON GIỐNG khởi thuỷ.
Nhân giống cận huyết không dành cho tay ngang.
Nếu bạn không nhìn ra được những đặc điểm tốt cần giữ lại và những đặc điểm xấu cần loại bỏ, bạn sẽ tự giết chết kế hoạch nhân giống của mình trước khi có được Line riêng đẹp đẽ.
NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI NHÂN GIỐNG
1. Hãy luôn ghi nhớ rằng con giống mà bạn chọn để nhân giống hôm nay sẽ có ảnh hưởng đến giống nòi trong nhiều năm tiếp theo.
2. Bạn chỉ có thể chọn 2 cá thể cho 1 thế hệ. Hãy chỉ lựa chọn con giống tốt nhất, vì bạn sẽ phải đợi thế hệ sau để cải thiện cái mà bạn bắt đầu. Chỉ nhân giống khi bạn mong đợi thế hệ sau tốt hơn thế hệ trước.
3. Các dự báo bằng phương pháp thống kê không thể đúng với một tập mẫu thống kê nhỏ (Ví dụ: 1 đàn chó con). Phương pháp thống kê chỉ áp dụng với một tập mẫu lớn.
4. Gia phả là một công cụ giúp bạn thấy được những đặc tính tốt và xấu mà con chó có khả năng thể hiện ra bên ngoài hoặc truyền lại thế hệ sau. Các thế hệ trong một phả hệ tốt nhất cũng chỉ bằng con chó đại diện cho phả hệ đó.
5. Hãy nhân giống vì một con chó toàn diện, chứ không phải vì 1 hoặc 2 đặc điểm. Đừng chạy theo trào lưu, vì chúng thường đề cao chỉ 1 hoặc 2 đặc điểm và khi đó sẽ phải trả giá bằng sức khỏe hoặc khả năng làm việc.
6. Chất lượng không đồng nghĩa với số lượng. Chất lượng được tạo ra với sự nghiên cứu cẩn thận, phải có định hướng tốt về những gì bạn mong muốn đạt được, phải kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi chọn được con giống phù hợp và theo dõi sản phẩm mà bạn tạo ra. Phải có một chương trình nhân giống ít nhất trước 3 thế hệ.
7. Hãy nhớ rằng khuyết tật khung xương là khó thay đổi nhất.
8. Đừng bận tâm về việc một con chó tốt mà không thể nhân giống ra chó con tốt. Hãy cứ tận hưởng nó nhưng đừng sử dụng trong chương trình nhân giống.
9. Hạn chế sử dụng out-crossing. Với mỗi đặc tính bạn mong muốn đạt được, sẽ có rất nhiều đặc điểm xấu mà bạn cần loại bỏ trong các thế hệ kế tiếp.
10. Inbreed là một công cụ giá trị, đó là một phương pháp nhanh nhất để tạo ra những đặc điểm tốt. Nó cũng làm lộ rõ những đặc điểm xấu cần loại bỏ.
11. Nhân giống không sáng tạo ra cái gì cả. Những gì bạn nhận được là những cái đã có sẵn từ khi bắt đầu. Nó có thể ẩn dấu trong nhiều thế hệ, nhưng nó đã có sẵn.
12. Cần loại bỏ suy nghĩ sản phẩm từ những nhà nhân giống lớn sẽ là con giống tốt. Những sản phẩm này hiếm khi có cùng gen di truyền.
13. Hãy trung thực với chính bản thân mình. Không có con chó hoàn hảo và cũng không có nhà nhân giống hoàn hảo. Bạn không thể trở thành nhà nhân giống giỏi nếu bạn không thể nhận ra những khiếm khuyết và tính cách của con chó trong chương trình nhân giống của bạn.
14. Đặc điểm di truyền được thừa hưởng từ bố và mẹ là như nhau. Đừng hi vọng sẽ giải quyết được mọi vấn đề của bạn chỉ trong một thế hệ.
15. Nếu con chó xấu nhất trong lứa mới nhất của bạn không tốt hơn con xấu nhất trong lứa đầu tiên, tức là bạn chưa tiến bộ.
16. Nếu con chó tốt nhất trong lứa mới nhất không tốt hơn con tốt nhất trong lứa đầu tiên, tức là bạn chưa tiến bộ.
17. Không chọn con giống là con tốt nhất hoặc xấu nhất mà bạn đã tạo ra. Hãy đánh giá tổng thể các thuộc tính nhận được để lựa chọn con giống.
18. Hãy nhớ rằng chất lượng là sự kết hợp giữa sức khỏe và khả năng làm việc. Không chỉ đơn thuần là một con chó không có lỗi mà còn phải có những tính cách tích cực. Đó là một con chó toàn diện.
19. Đừng để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn con giống của bạn. Một con giống phù hợp với chương trình nhân giống của bạn phải là con chó tốt dù nó có thuộc về ai. Đừng bao giờ chê bai một con chó tốt vì chúng quá hiếm và tuyệt vời.
20. Không bằng lòng với bất cứ cái gì trừ khi nó là tốt nhất.
***** Chó cái 15 tháng, chó đực 12 tháng đối với các loại chó sau đây
Toy Terrier, chó Bắc Kinh, Toy Poodle, Brussels Griffon, Japanese Spaniel (Chin), Chihuahua, Pavillion, Yokshire Terrier, Toy Terrier lông mượt Nga, Spitz mini, Petite Brabancon, Poodle lùn, Schnauzer, Pinsher mini (Phốc), Fox terrier lông cứng, Welsh Terrier, Daschund loại nhỡ, nhỏ và mini, Lhasa Apso, Shih-Tzu, Terrier Tây Tạng, Terrier Scotland, Sky Terrier, Chó không lông Mê xi cô và Pêru, Chó xù Trung Quốc, Whippet, Spaniel King Charles, Jack Terrier, Bull Dog Pháp.
***** Chó cái 18 tháng, chó đực 15 tháng đối với
Collie, Commondor, Bull Dog Anh, Dog Ác hen ti na, Perro de presa Maiorkin, Schnauzer cỡ nhỡ, Sharpei, Terrier Stafforshire Mỹ, Terrier Bedlington, Bullterrier, Terrier Irland, Kerry Blue Terrier, Terrier Scốtlen, Stafforshire Bullterrier, Wolf Spitz, Spitz Đức loại nhỏ, Laica Nga, Samoyed, Chow-chow, Husky, Basset hound, Beagle, Bloodhound, Weimaran, Chó Đốm, RRD, Setter Anh, Setter Irland, Setter Scotland, Pointer Anh, Cocker-Spaniel Mỹ, Cocker-Spaniel Anh, Golden Retriever, Springer Spaniel, Poodle loại lớn, loại nhỏ, Chó săn Apganistan, Greyhound, Cane Corso.
***** Chó cái 20 tháng, chó đực 18 tháng đối với
Béc giê Đức, Béc giê miền Nam Nga, Chó vùng núi Bern, Doberman, Boxer Đức, Schnauzer khổng lồ, Rotweiler, Akita Inu, Chó săn sói Ai len, chó săn sói Nga.
***** Chó cái 22 tháng, chó đực 20 tháng đối với
Sant Berna, Dog Bócđô, Bull Mastiff, Becgie Kavkaz, Leon Berger, Mastiff, Mastiff Napoletan, chó bảo vệ Matxcova, Dog Đức, Newfoundland, Terrier đen Nga, Becgie Trung Á, Tosa Inu, Fila Brasilero.
DẤU HIỆU PHÁT DỤC Ở CHÓ VÀ CÁCH XỬ LÍ ĐỂ PHỐI GIỐNG CHÓ HỮU HIỆU
Thời kì động dục là giai đoạn mà chó chưa triệt sản đều phải trải qua.
Thời kì này rất quan trọng vì nó làm cho chó có khả năng sinh sản và mang thai chó con.
Thời kì động dục ở chó cũng giống như thời kì kinh nguyệt ở con người. Hooc-môn trong cơ thể chó thay đổi.
Ở chó bắt đầu xuất hiện những sự khác thường trên cơ thể và hành vi trong giai đoạn này.
Chó đực phát dục
Chó đực luôn sẵn sàng để phối giống. Do đó thời điểm chó đực phát dục không xác định được cụ thể.
Thời điểm thích hợp để cho chó đực có thể bắt đầu giao phối là ít nhất 1 năm trở đi, tốt nhất là trên 14 tháng.
Nếu phối giống khi chó non hơn, chó sẽ bị ảnh hưởng xấu về cả ngoại hình lẫn nội tạng.
Chó đực để phối giống phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đã quy định.
Thông thường, người ta chọn những con có nguồn gien tốt.
Chó phải khỏe mạnh, không bệnh tật, thân thể nở nang và chân cứng cáp,…
Chó đực luôn sẵn sàng để phối giống.
Khi chọn được một chú chó để đưa đi phối giống, ta phải tăng khẩu phần ăn bổ dưỡng hơn cho chó. Có như vậy, chó mới khỏe mạnh và đảm bảo những lần phối giống sau này.
Chó cái phát dục
Chó thường động dục khoảng hai lần trong năm. Khoảng cách giữa mỗi lần trung bình độ 6 tháng. Thời gian động dục cũng phụ thuộc ít nhiều vào giống chó. Mặc dù đa số giống chó đều động dục khoảng hai lần một năm. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, tùy vào giống chó mà hooc-môn ít hay nhiều thì chó cái có thể động dục thường xuyên hơn.
Một số chó cái lại có thời kỳ động dục đều đặn 6 tháng một lần. Trong khi đó một số ít khác có tần suất cao hơn.
Nếu 4 – 8 tháng mới xảy ra chu kỳ động dục cũng không phải là điều đáng lo. Loài chó có thời gian động dục khá dài, khoảng từ ba đến bốn tuần.
Tùy theo mỗi cá thể mà cần có sự theo dõi thường xuyên về mùa phát dục của chó.
Ở kỳ phát dục của chó cái, có những dấu hiệu riêng dễ nhận ra. Thời kỳ động dục như một khuôn mẫu.
Trong tuần đầu tiên sẽ thấy âm hộ chó sưng lên và chảy máu.
Khoảng 1 – 2 tuần sau, máu sẽ giảm dần rồi ngừng hẳn.
Trung tuần sẽ là thời điểm trứng rụng. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ đậu thai cao nhất.
Lúc này, chó sẽ có hứng thú với việc tìm “bạn trai”.
Nếu bạn không muốn chó có thai thì phải thắt chặt an toàn.
Sau 2 – 3 tuần, kinh nguyệt có thể trở lại nhưng sẽ ít đi và ngừng hẳn. Tuy nhiên, âm hộ vẫn sẽ nở to hơn bình thường trong vài tuần tiếp theo.
Nên cho phối khi chó cái bật máu ngày thứ 10 đến ngày thứ 12 và phối từ 2 đến 3 lần cách nhau 1 hoặc 2 ngày.
Thời gian phối giống nên rơi vào kỳ kinh nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 vì lúc này chó cái đã hơn 12 tháng tuổi, cơ thể đã phát triển đầy đủ để có thể làm mẹ.
Cũng có một vài trường hợp hi hữu chó mang thai vào kỳ kinh đầu tiên, tuy nhiên nên hạn chế vì chó còn non và dễ bị thương hay chết khi sinh nở.
Việc chảy máu ở âm hộ nên được lưu ý.
Đây là dấu hiện cho thấy chó của bạn sẽ sớm bước vào kỳ động dục.
Khi chó chính thức bước sang giai đoạn này, lượng máu sẽ giảm nhiều. Dịch máu lúc này chuyển sang màu hơi nâu. Nên để ý vì đôi lúc có những trường hợp chó liếm đi lượng máu cơ thể đào thải.
Hãy lót chỗ nằm bằng một tấm vải hoặc khăn trắng để dễ quan sát hơn.
Nên ghi lại những ngày chó bị ra máu.
Việc nhân giống phù hợp nhất vào ngày thứ 10 hoặc ngày thứ 12 sau khi chó cái ra máu.
Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày.
Khi bước vào thời kì động dục, chó sẽ liên tục liếm âm hộ. Việc đặt một tấm vải trắng sẽ rất hữu ích trong việc quan sát kinh nguyệt.
Biểu hiện của chó cái phát dục
Trong thời gian động dục, chó sẽ bắt đầu cư xử bất thường.
Cụ thể, chó ở trước thềm giai đoạn này thường hay căng thẳng, nhạy cảm và dễ bị kích động. Một số con sủa nhiều hơn hoặc tỏ ra hung hăng khi ai đó ở gần. Một hành vi nữa là chó cái bắt đầu cưỡi lên những con chó khác. Thậm chí đôi khi chó còn cưỡi lên chân bạn.
Một cách nhận biết khác là nhìn vào đuôi chó.
Khi chó cái bước vào thời kỳ động dục, đuôi của chúng thường cong sang một bên. Hành động này để việc phối ngẫu diễn ra dễ dàng hơn. Hành vi này tương đối phổ biến và được gọi là “phất cờ”.
Chó cái không chịu đực
Có một số trường hợp chó cái không chịu đực. Nghĩa là chó cái bước vào thời kì động dục nhưng không giao phối với chó đực.
Có nhiều nguyên nhân cho hành vi kì lạ này.
Trước hết có thể do chó cái không “ưng” chú chó cùng mình phối giống nên cương quyết từ chối. Trong trường hợp này nên lựa chọn cho nó một chú chó khác. Đơn giản hơn thì chỉ cần thả ra để nó tự đi kiếm “bạn tình”.
Nguyên nhân thứ hai là vì không phải tới kì động dục mà do mắc bệnh. Có nhiều loại bệnh có đặc tính khá giống với những biểu hiện khi phát dục.
Có nhiều nguyên nhân cho hành vi kì lạ này
Chẳng hạn như căn bệnh bọc mủ tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở chó lớn tuổi và triệu chứng khá giống biểu hiện động dục. Những biểu hiện trùng khớp gồm có sưng âm hộ và lúc có lúc không dịch thải ra.
Trong một số trường hợp kinh khủng hơn, dạ chó bị lấp đầy mủ. Khi ấy chó bị nhiễm độc và vi khuẩn mang độc tố sẽ xâm nhập vào dòng máu. Gặp trường hợp này nên mang chó đi khám ngay vì có nguy cơ cao bị bọc mủ tử cung.
Dù là dấu hiệu nào thì cũng không được chủ quan mà nên tìm ngay tới những trung tâm y tế gần đó.
Đội ngũ bác sĩ thú y, nhân viên sẽ có những câu trả lời và lời khuyên xác đáng nhất.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỐI GIỐNG CHÓ
Chó sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề. Kể cả chó mẹ lẫn chó con đều mang nhiều nguy cơ nếu không được chăm sóc kĩ. Có một số lưu ý về việc các thay đổi của chó mẹ trước và sau khi sinh.
Phối giống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chó.
Cần cho chó ăn kiêng khoảng 6 tháng trước phối giống. Việc làm này để tránh thừa cân, gây ra biến chứng.
Dinh dưỡng cho chó mẹ khi mang thai cũng rất quan trọng, đòi hỏi chủ nuôi phải chăm sóc và quan tâm. Một vài con chó chó có hiện tượng giảm cân dù được cho ăn nhiều hơn. Đây là lúc bổ sung thức ăn đóng hộp như Alpo hay Pedigree.
Bạn cũng nên đưa chó đi kiểm tra bác sĩ thú y định kỳ khoảng 1 tháng một lần. Trong quá trình giao phối và mang thai, không cần thiết phải cho chó luyện tập tăng cường.
Trong khoảng thời gian chó cái mang thai cũng nên tách riêng nó ra khỏi những con chó khác. Điều này giúp bảo vệ chó mẹ khỏi việc tiếp xúc vi rut Herpes ở chó.
Tùy theo giống chó, tuổi của chó và sức khỏe của chó. Trong trường hợp chó có sức khỏe yếu hoặc đang bệnh tật cần tránh phối giống. Phối giống khi chó bệnh làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Hoặc có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho chó mẹ.
Trước khi đưa chó mẹ đi phối giống cần đưa đi khám thú y để kiểm tra tổng thể và xét nghiệm máu để chắc chắn rằng chó mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm. Tiếp đó, cần phải tiêm vắc xin cho chó cũng như xử lý ngay ký sinh trùng.
Khi chó mẹ sinh, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Về nơi sinh thì cần không thấm nước và dễ dàng làm sạch, không có gió lùa, yên tĩnh. Nên chuẩn bị giường lót và để chó quen với nó.
Khi sinh con, hãy giúp chó mẹ có tâm lý thoải mái nhất và vuốt ve bụng chó để quá trình diễn ra thuận lợi hơn.
Hãy để không gian riêng cho nó nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra thường xuyên.
Khi chó mẹ đã sinh xong, mọi biểu hiện lạ trước đó sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ.
Nhưng những điều này sẽ nhanh chóng biến mất nên cũng không cần lo lắng nhiều.